Nhãn:

Empire Earth II

Empire Earth II
Empire Earth II
10.000 năm trước CN, con người bước vào thời đại đồ đá (Stone Age). Các nền văn minh ra đời. Trải qua thời gian dài đằng đẵng, con người cuối cùng cũng đã vươn đến thời đại của trí tuệ nhân tạo, của những con rô bốt (Synthetic Age) - năm 2230 sau CN. 15 kỷ nguyên đã trôi qua, 14 nền văn minh khác nhau lần lượt xuất hiện. Và song hành cùng chúng là chiến tranh. Bạn, người dẫn đường cho dân tộc của mình, sẽ đưa những cư dân nhỏ bé đi về đâu trong dòng thời gian? Kết thúc ở kỷ nguyên công nghiệp hay thời đại của những con rô bốt?

Thể loại: Chiến thuật
Hãng phát triển: Mad Doc Software
Hãng phát hành: Sierra
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 26/4/2005


Ở lần ra mắt này, mặt quản lý của EE2 có khá nhiều tính năng mới: nào là lập kế hoạch tác chiến cùng máy (một điểm khá “độc” chưa từng có trong dạng game RTS), hay khai thác tài nguyên khá tiện: chỉ việc “click” vào biểu tượng tài nguyên tương ứng với số nông dân có sẵn (thay cho việc phải đích thân phân bố), và bạn có thể giám sát được số lượng phu đang dùng cho mỗi tài nguyên; hoặc chế độ ngoại giao (Diplomacy) trông khá hơn, bạn có thể điều đình với đối phương bằng cách cống nạp đất, tài nguyên và đơn vị quân v.v... Nhưng theo nhận xét cá nhân, các tính năng đó chưa thật sự hoàn chỉnh trong cách sử dụng. Bạn có khi nào cảm thấy thoải mái khi “è lưng” cống nạp cho máy mọi thứ, trong khi mình không thể ra lệnh cho máy làm ngược lại? Đó là “mặt trái” của Diplomacy, nó chỉ có một chiều! Có thật là tiện trong việc khai thác tài nguyên bằng hệ thống quản lý mới không, khi bạn chẳng biết các “thần dân” của mình đang ở đâu: lãnh thổ của phe ta hay phe địch? Và thường thì có rất nhiều việc xảy ra liên tục, đủ để bạn bận rộn, nên không còn đâu thời gian để quan tâm đến việc sử dụng hệ thống quản lý trung gian này. Nó chỉ tiện lợi trong việc quản lý vi mô tập trung một chỗ, nhưng không thích hợp cho việc quản lý vĩ mô trải rộng (nhiều thành phố cùng lúc). Vì vậy, trở về với cách thức quản lý nguyên thủy vẫn luôn được người chơi chọn lựa...

Empire Earth II

Nếu bạn là một fan cuồng nhiệt của dòng game Rise of Nations (hay ít ra cũng từng chơi qua), ngay khi nhìn vào phần hai này, ta sẽ thấy các ý tưởng của trò này đã “ăn sâu” vào trong máu thịt của EE2. “Nói có sách, mách có chứng”. Những tính năng chủ lực của RON hiện hữu đầy trong EE2! Đầu tiên, đó là sự xuất hiện của đường biên giới. Ai đã chơi RON cũng biết, mục đích của nó là xác định chủ quyền lãnh thổ, ngăn chặn những kẻ xâm nhập bằng cách trừng phạt: “rút máu” chúng từ từ. Với EE2, ngoài việc chứng tỏ “đây là đất của ta”, nó không có tác dụng nào khác khiến đối phương phải dè chừng. Bạn có thể vô tư xây dựng bất kỳ công trình nào trên đất của đối thủ (và ngược lại, tuy thời gian xây sẽ lâu hơn bình thường), mà không gặp một trở ngại nào cả. Đã có nhiều lần người viết phải... khốn đốn vì máy xây dựng các trại lính “sát nách” thành phố, phá rối liên tục! Kế đến, khi bàn về cách nâng cấp công nghệ, dù EE2 “cố” tránh né, nhưng cách thể hiện nó cũng y như RON: chia làm nhiều mục như Quân sự, Kinh tế... sau khi nghiên cứu hết sẽ xuất hiện công nghệ đặc biệt để lựa chọn như tăng độ sát thương, khai thác nhanh v.v... Nhân tiện, cũng nói sơ qua một điểm “dở” của EE2 nằm ở mặt lên cấp thời kỳ, cốt lõi không thể thiếu của dạng game dàn trận nâng cấp nhiều thời kỳ. Hầu như 99% trong các trò chơi RTS, việc lên cấp nằm tại nhà chính (Town Center, City Center... tùy game). Cách sắp đặt đó đã tạo thành một phản xạ tự nhiên, ăn sâu vào tâm trí người chơi, khi họ cần, sẽ biết tìm đến tại đâu. Tuy nhiên, EE2 đã bị “việt vị”, khi để vị trí lên cấp nằm ở tuốt trên... đầu màn hình, nơi mà theo thói quen quan sát, ít khi nào ta để ý tới. Và khi liếc sơ qua nút nhấn lên cấp này, trông hình dạng của nó chẳng khác gì một vật “trang trí”. Vì vậy, có thể hiểu tại sao đa số người chơi thường “quên” việc lên cấp thời kỳ. Một điểm “giống” RON khác là ở cách “chiếm” nhà đối phương. Nếu RON thực hiện theo kiểu: đánh sập nhà rồi ngồi đó chờ vài phút trước khi sở hữu, thì EE2 đi “tắt”: chiếm liền ngay lúc đầu (tất nhiên vẫn cần thời gian chờ)! Nhưng quả thật, việc chiếm nhà theo kiểu này còn lâu hơn cách xua quân tàn phá, sau đó là xây dựng lại.
Empire Earth II

Điểm hay duy nhất mà người viết “kết” EE2, là bạn không cần bận tâm tìm kiếm nguồn dự trữ tài nguyên, vì hầu hết chúng đều vô tận. Thay vào đó nên tập trung sự chú ý cho nhịp game khá cao. Với tốc độ này, việc xây dựng và quyết định của bạn phải thật nhanh, đôi lúc dẫn tới chút bối rối (vì phải quản lý cùng lúc nhiều thành phố khác nhau với các mức đe dọa đến từ nhiều hướng). Thêm vào đó, các trận đánh không chỉ “đã” tay, mà còn “sướng” cả con mắt.

Độ khó & Ai: Có khá nhiều mức lựa chọn thử thách trước khi bắt đầu một màn chơi; điều thường thấy ở dòng game Empire Earth. Theo nhận xét, chế độ Normal “phù hợp” với đa số người chơi: tuy máy xây dựng khá nhanh, nhưng bạn có thể đương đầu được; thậm chí nhiều lúc còn làm nó “trở tay” không kịp! Có điều đáng phàn nàn trong chế độ này là chúng ít tấn công dồn dập. Và nếu muốn được thử thách tột bậc, hãy thử nâng lên một mức (Hard). Bạn sẽ thấy “choáng” ngay lập tức. Máy xây cực kỳ lẹ, gây sát thương gấp đôi trong các trận giao tranh (ngược lại với bạn). Thật ra, trong chế độ này máy chơi “cheat”. Bởi ngay chính lúc chọn độ khó, game cũng đã “thú nhận” là mình... gian lận! Có lẽ chế độ này chỉ thích hợp cho những ai có bàn tay biết “múa” trên bàn phím thì mới có cơ may giành phần thắng.
Empire Earth II

Còn sự thử thách trong ba chiến dịch dành cho phần chơi đơn: Triều Tiên, Đức và Mỹ thì sao? Độ khó của game giảm dần theo thời kỳ. Càng “cổ xưa” (Triều Tiên) thì “uýnh nhau” càng khó. “Căng” nhất của chiến dịch này là màn 6 (Unlikely Allies), hầu như máy tấn công liên tục và “ép” người chơi một cách quá đáng! Trong khi chuyển qua thời hiện đại (Mỹ), thì quá khó để bạn có thể... thua. Vâng, ở thời đại của súng ống, thật dễ dàng “xơi tái” máy vì “quân ta” hỏa lực cực mạnh. Trong chiến dịch này hầu như không có màn nào thử thách được người cả. Riêng phần chơi của phe Đức được người viết đánh giá cao, vì có nội dung lẫn bố cục chặt chẽ, liền lạc một mạch, hay hơn hai phần còn lại. Khó nhất của phe này là màn 7 (Resisting Napoleon). Và thật ngẫu nhiên “không hẹn mà gặp”, một phần nội dung của phe Đức lại rơi vào tầm thế kỷ 19, một giai đoạn đang trở thành tâm điểm “nóng” của không ít trò chơi hiện nay.

Các trận giao tranh trong game sẽ trở nên nhàm chán hơn bao giờ hết, nếu như máy chỉ biết có một kiểu đánh duy nhất. Thật may cho EE2 là AI của nó khá tốt. Máy biết cách khai thác các “lỗ hổng” phòng ngự của người chơi, trừng phạt họ bằng những trận đánh bất ngờ và áp đảo, và khi bạn đã “vá” lại những sơ suất của mình thì máy sẽ tìm qua các điểm yếu khác, rất linh động. Tuy vậy, AI đôi lúc vẫn mắc phải những lỗi sơ đẳng thường thấy như nhiều lúc ngớ ngẩn đứng yên không tự xây dựng phần kế tiếp, hay không đánh trả khi đối phương gần kề mình, hoặc lúc bị kẹt cứ lay hoay không biết tìm đường khác mà đi.

Hình ảnh & Âm thanh: Thật ngạc nhiên khi biết rằng, phần được đánh giá cao của mặt hình ảnh không phải là những nhân vật có mẫu hình thô kệch, hay các cảnh vật có “ngoại hình” trông chả khác gì so với các phần trước, mà chính là mảng hiệu ứng. Phải nói ở điểm này, EE2 thật sự tỏ ra nổi trội so với các đối thủ của mình. Nào là bão cát sa mạc mịt mù, mưa dầm dề hay các trận bão tuyết dữ dội che khuất cả tầm nhìn của người chơi. Quả thật, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, không ít lần người chơi phải “bối rối” trong các trận giao tranh vì... chẳng thấy gì cả! Đấy là một điểm hay của phần hiệu ứng, nhưng cũng là điểm yếu “chết người” của game. Vì khi diễn ra những trận đánh lớn (với gần 4 - 5 trăm quân) dưới các điều kiện thời tiết như vậy cộng các hiệu ứng khói lửa, khung hình của những trận giao tranh sẽ bị “rớt” làm cho diễn tiến đôi lúc bị “khựng”.
Empire Earth II

Ngược với đồ họa, phần âm thanh của EE2 có thể nói khá “nhạt”. Nhạc nền tổng thể của trò chơi đa phần chỉ là tiếng trống nghe rất đơn điệu, nhiều khi bạn phải... ngủ gật vì sự trống trải trong các tiết tấu của nó! Cũng may còn đó các tiếng nổ “ầm ầm” thật đã tai trong các trận đánh. Vì vậy “cơn buồn ngủ” cũng không kéo dài...

Những lỗi trò chơi: Không chỉ “dở” trong việc phải “vay, mượn” ý tưởng của người khác. EE2 có quá nhiều thứ đáng để phàn nàn trong lúc chơi. Trước hết, đó là phần hướng dẫn (Tutorial) còn dài dòng, và không... “hiểu ý” người chơi. Dù đã tắt bảng chữ chỉ dẫn, nhưng giọng nói của người hướng dẫn vẫn cứ “lải nhải” nghe đến phát bực! Kế, gần như 100% công trình và đơn vị quân (kể cả Hero) giữa các phe không có sự khác biệt là bao. Điều này tạo cho người chơi cảm giác họ đang đối đầu với chính phe ta, chứ không phải là những đối thủ khác. Một vấn đề khác không biết đáng khen hay đáng trách, là việc xuất hiện quá nhiều công trình kéo theo “hàng lô lốc” tổ hợp phím tắt, mà phần lớn rất khó nhớ.

Với cốt lõi lối chơi gần như không thay đổi gì nhiều so với các bản game trước, dù Mad Doc Software (thế chỗ cho Stainless Steel Studios đang bận rộn thực hiện Rise & Fall: Civillizations at War) đã cố gắng thêm thắt những tính năng mới, nhưng tất cả, vẫn chưa đủ sức để nâng sự hấp dẫn của phần chơi đơn Empire Earth II lên một mức cao hơn.

Cấu hình yêu cầu:
P4 1.5 GHz
256 MB RAM
1.5 GB HDD
64 MB 3D video card


pass : www.gamehay.net  

6 nhận xét:

  1. Anonymous nói...:

    link part5 die rui ban oi

  1. Anonymous nói...:

    link part5 die roi.choi j nua?

  1. Anonymous nói...:

    bạn đổi trình duyệt ưeb là download đc , chứ link vẫn bình thường !!

  1. Anonymous nói...:

    cai kieu j vay ban oi??????????????????

  1. Anonymous nói...:

    game co van de roi anh root oi. Em tai ve noi duoi va cai dat thanh cong. copy crack luon roi ma bam vao game no ko hien gi het la sao vay anh

  1. Nặc danh nói...:

    cac ban giam so part can tai di nha em tai vay met lam

Đăng nhận xét

Các bạn có thể viết lời bình của mình cho bài viết, và tuân thủ một số quy tắc sau:

» Các bài comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Hãy để lại tên của bạn khi bạn post bài comment, để mình có thể dễ dàng trả lời comment của bạn khi cần.
» Có thể sử dụng các thẻ html